image banner
TUYÊN TRUYỀN UỐN VÁN - BẠCH HẦU

 

 

1.    Bệnh Uốn ván là gì?

Bệnh Uốn ván là 1 bệnh cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Tất cả mọi lứa tuổi có thể mắc bệnh uốn ván kể cả trẻ sơ sinh, bệnh xảy ra đối với những người chưa được miễn dịch khi bị nhiễm nha bào uốn ván, thông thường nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương các vết trầy xướt, vết bỏng, vết thương dập nát.... bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân súc vật...Trẻ sơ sinh bị bệnh uốn ván do cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván.

Các triệu chứng của bệnh đối với người lớn có những cơn co cứng kèm theo đau trước tiên là cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân.

Đối với trẻ sơ sinh bệnh xuất hiện từ ngày thứ 3 đến này thứ 28 sau sinh biểu hiện cứng hàm làm cho trẻ không bú được co cứng toàn thân người ưỡng cong.

2.    Bệnh Uốn ván nguy hiểm như thế nào?

Trẻ em và người lớn mắc bệnh Uốn ván nếu không điều trị kịp thời có thể bị các biến chứng như sau:

Thứ 1: bị viêm phổi do hít các dịch tiết của dạ dày sẽ bị nhiễm trùng hô hấp dần dần phát triển thành viêm phổi.

Thứ 2: bị co thắt thanh quản sẽ gây khó thở nghẹt thở.

Thứ 3: bị động kinh nếu nhiễm trùng lan đến não.

Thứ 4: bị thuyên tắc phổi làm mạch máu trong phổi có thể bị tắt nghẽn và ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn.

3.    Bệnh Bạch hầu là gì

Bệnh Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân hầu họng, thanh quản, mũi...bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc như kết mạc mắt, bộn phận sinh dục dây là 1 bệnh vừa nhiễm trùng và nhiễm độc các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh Bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn Bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn Bạch hầu biểu hiện chính của bệnh là viêm họng, mũi, thanh quản, họng đỏ, nuốt đau, da xanh, mệt mỏi, nổi hạch dưới hành làm sưng tấy vùng cổ khám thấy có giả mạc.

4.    Bệnh Bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Bạch hầu có các biến chứng nguy hiểm như:

Thứ 1: gây biến chứng thần kinh sẽ gây liệt 1 số các dây thần kinh sọ có thể kèm nhìn mờ, khó nuốt...hoặc suy tim, trụy mạch do liệt khớp cơ động mạch vào tuần lễ thứ 2 hoặc thứ 3 sau phát bệnh

Thứ 2: gây biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên có thể gây liệt toàn thể hoặc đồng thời liệt dây thần kinh , viêm dạ dày và viêm gan biến chứng này đôi khi xảy ra muộn gây thương tổn cục bộ 12 tuần lễ.

Thứ 3: gây biến chứng tim mạch có thể làm viêm cơ tiêm do nhiễm độc đặc biệt có thể dẫn đến ngừng tim và tử vong.

5.    Tại sao phải tiêm vắc xin Uốn ván – Bạch hầu ?

Vắc xin Uốn ván – Bạch hầu là vắc xin phối hợp phòng bệnh Uốn ván -Bạch hầu tiêm vắc xin Uốn ván-Bạch hầu là cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất.

          Phản ứng sau tiêm của vắc xin Uốn ván – Bạch hầu phần lớn là phản ứng nhẹ tự khỏi như đau, sốt nhẹ, quần đỏ, đau cơ cánh tay, đau đầu, áp xe vô khuẩn...

6.    Chiến dịch tiêm vắc xin Uốn ván- Bạch hầu nhằm mục đích gì ?

Chủ động phòng bệnh Uốn ván Bạch hầu cho trẻ em góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh Uốn ván - bạch hầu, bổ sung kháng thể phòng bệnh uốn ván cho trẻ trước khi bước vào độ tuổi vị thành niên.

Chiến dịch được tổ chức từ ngày 10/12  đến 13/12/2024. Đức Hòa sẽ tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh Uốn ván- Bạch hầu miễn phí tại các điểm tiêm chủng tại các trường tiểu học hoặc trạm Y tế xã, thị trấn và tiêm vét 20/12 đến 22/12/2024  tại Trạm Y tế xã, thị trấn. Tiêm vắc xin phòng bệnh Uốn ván-Bạch hầu miễn phí cho trẻ đủ 7 tuổi học lớp 2, trẻ lớn hơn 7 tuổi học lớp 2 và trẻ sinh từ 01/01/2017 đến 31/12/2017  không đi học tại địa phương (Riêng nhóm tuổi 01/11/2017 đến 31/12/2017 sẽ tổ chức tiêm vào đợt tiêm chủng thường xuyên tháng 01/2025 .

7.    Ba mẹ cần làm gì khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin Uốn ván – Bạch hầu

Cho trẻ ăn no trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng

Thông báo với cán bộ y tế hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp về tình trạng sức khỏe của con em mình như trẻ đã tiêm loại vắc xin gì trong vòng 1 tháng. Trẻ đang ốm hay điều điều trị bệnh lý mạn tính..

Trẻ bị dị ứng với các loại thuốc, vắc xin, thức ăn nào. Đặc biệt có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước sốt cao, co giật tím tái, phát ban, sưng vùng tiêm

Hỏi cán bộ Y tế về loại vắc xin được tiêm chủng trong lần này những  phản ứng có thể gặp và cách theo dõi chăm sóc trẻ sau tiêm.

8.    Cách theo dõi trẻ sau tiêm chủng vắc xin Uốn ván – Bạch hầu

Trẻ sẽ được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng để cán bộ y tế kịp thời phát hiện và xử trí những phản ứng bất thường xảy ra...Bà mẹ tiếp tục theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà trong 1 đến 2 ngày sau tiêm chủng để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt, dị ứng, nổi mề đay, phát ban...nếu trẻ sốt cần phải cập nhiệt độ và theo dõi sát lau mát hoặc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế, không đắp bất cứ gì lên vị trí  tiêm. Cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau như sốt cao> 39 0 , co giật, khó thở, tím tái, phát ban...

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh